Ca sỹ - Diễn viên Trung Hậu

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2009

Động vật mới trên trái đất

Đây là những loài động vật vô cùng kỳ quái và chưa từng được phát hiện từ trước tới nay. Ngay cả Charles Darwin - nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực sinh học người Anh, có thể cũng không giải thích nổi.
Trên thực tế, những sinh vật có vẻ ngoài dị thường này là kết quả của một cuộc thi trên mạng internet nhằm tạo ra những động vật kỳ quặc, sử dụng các công nghệ chỉnh sửa trên máy tính.
Các nghệ sĩ sẽ dùng ảnh của 2 hoặc 3 động nào đó và “nhào nặn” chúng với nhau để tạo ra một sinh vật kỳ lạ không có trong tự nhiên.

Hình ảnh về những con vật lạ thường sau đó được đăng tải trên mạng internet và thu hút rất nhiều người xem.
Một trong những con vật tưởng tượng nổi tiếng nhất được lai tạo từ cá sấu và ếch.

Một con "bò mèo".

Con lai của chuột túi và sư tử.
Sản phẩm lai tạo từ sư tử biển và vẹt.

Con lai của khỉ và voi

Con lai của đười ươi và voi.

Con lai của ếch và lợn.

Sản phẩm từ ngựa vằn và ếch.

Những diễn viên đắt giá nhất châu Á

Theo kết quả thăm dò ý kiến của 330 người thuộc các công ty điện ảnh lớn tới tham dự LHP quốc tế châu Á năm 2009 tại Hồng Kông, hiệp hội điện ảnh Hồng Kông đã tìm ra những diễn viên, đạo diễn đắt giá nhất khu vực Hồng Kông và châu Á.

Trong hạng mục những nữ diễn viên đắt giá nhất châu Á, các nữ nghệ sĩ 8X vẫn chiếm đa số bên cạnh những đàn chị như Dương Tử Quỳnh, Củng Lợi và Trương Mạn Ngọc. Còn trong hạng mục tương tự dành cho các diễn viên nam là sự “thống trị” của các diễn viên thuộc thế hệ trước như Thành Long, Lương Triều Vỹ, Châu Nhuận Phát…

Điều thú vị nhất trong hạng mục năm nay là sự xuất hiện của nữ diễn viên trẻ Thái Trác Nghiêm trong danh sách những nữ diễn viên đắt giá nhất Hồng Kông và sự góp mặt của ông vua nhạc Pop Đài Loan Châu Kiệt Luân trong danh sách những nam diễn viên đắt giá nhất Hồng Kông.
Châu Kiệt Luân (trái) và Thái Trác Nghiêm

Nữ diễn viên đã vắng mặt trên màn ảnh suốt 2 năm qua Trương Bá Chi vẫn được đánh giá là một trong những nữ diễn viên đắt giá nhất Hồng Kông thời điểm hiện tại. Ông vua võ thuật Hồng Kông Thành Long vinh dự góp mặt trong cả ba hạng mục: Nam nam diễn viên đắt giá nhất Hồng Kông, Nam diễn viên đắt giá nhất châu Á, Đạo diễn đắt giá nhất châu Á.

Những nam diễn viên đắt giá nhất Hồng Kông: Thành Long, Châu Kiệt Luân, Châu Tinh Trì, Lưu Đức Hoa, Lương Triều Vỹ, Lý Liên Kiệt.

Những nữ diễn viên đắt giá nhất Hồng Kông: Trịnh Tú Văn, Trương Bá Chi, Trương Mạn Ngọc, Thái Trác Ngiêm, Thư Kỳ, Dương Tử Quỳnh và Châu Tấn.

Những nam diễn viên đắt giá nhất châu Á: Thành Long, Châu Tinh Trì, Lưu Đức Hoa, Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vỹ.

Thành Long

Châu Tinh Trì

Lưu Đức Hoa

Châu Nhuận Phát

Lương Triều Vỹ

Những nữ diễn viên đắt giá nhất châu Á: Trương Mạn Ngọc, Chương Tử Di, Dương Tử Quỳnh, Thư Kỳ và Củng Lợi.
Trương Mạn Ngọc

Chương Tử Di

Dương Tử Quỳnh

Thư Kỳ

Củng Lợi

Tình yêu thầm lặng


Ngay từ đầu, gia đình nàng đã phản đối chàng. Họ cho rằng hai người không môn đăng hộ đối, rằng nàng lấy chàng chỉ chuốc sầu muộn cả đời mà thôi.

Trước sức ép gia đình, chàng nàng thường xuyên cãi cọ. Nàng dù yêu chàng rất nhiều, nhưng không lúc nào ngừng hỏi: “Anh yêu em sâu đậm đến mức nào?”.

Trớ trêu thay, chàng không phải người khéo ăn giỏi nói để có thể làm an lòng người yêu, bởi thế, nàng thường xuyên thất vọng. Và trước bao áp lực từ gia đình, nàng dồn hết cáu giận lên chàng. Những lúc ấy, chàng chỉ biết im lặng.


Vài năm trôi qua, chàng tốt nghiệp Đại học và quyết định ra nước ngoài học tiếp. Trước khi đi, chàng cầu hôn: “Anh không phải người khéo nói. Chỉ biết một điều rằng anh rất yêu em. Nếu em cho phép, anh sẽ chăm sóc em đến hết cuộc đời. Về phần gia đình em, anh sẽ cố gắng thuyết phục. Em sẽ cưới anh chứ?”.

Nàng đồng ý. Với quyết tâm của chàng, gia đình nàng cuối cùng cũng phải nhượng bộ và chấp thuận cho hai người nên duyên. Vậy là trước khi chàng lên đường đi học xa, hai người làm lễ đính ước.

Nàng hòa nhập với công việc trong xã hội, trong khi chàng vẫn mải miết học hành ở một đất nước xa. Họ gửi tình yêu cho nhau qua những cánh thư, email và điện thoại. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng không ai trong hai người nản chí.

Một hôm, trên đường đi làm, nàng bị một chiếc ô tô đang đà đâm vào bất tỉnh. Mở mắt trong bệnh viện, thấy ba mẹ bên cạnh, nàng nhận ra rằng mình bị thương nặng lắm. Mẹ khóc. Nàng muốn mở lời an ủi bà, song tất cả những âm thanh nàng có thể phát ra chỉ là tiếng ú ớ. Bác sĩ nói nàng bị ảnh hưởng vùng não điều khiển tiếng nói và không còn trò chuyện được nữa. Lắng nghe những lời động viên của cha mẹ, nàng thêm tuyệt vọng.

Suốt thời gian ở viện, bên những giọt nước mắt thầm lặng vẫn chỉ là những tiếng khóc thầm lặng bủa vây nàng. Về nhà, mọi thứ không hề thay đổi. Có chăng chỉ là chút hỗn loạn do tiếng chuông điện thoại đem lại. Tim nàng đập dồn mỗi khi nghe thứ âm thanh ấy. Bởi nàng sợ nhận điện của chàng, nàng không muốn chàng biết, không muốn mình trở thành gánh nặng cho chàng.

Nàng quyết đinh viết một lá thư bày tỏ rằng “em không thể chờ đợi anh thêm nữa”. Kèm theo đó, nàng gửi trả nhẫn đính ước. Đáp lại, chàng gửi nàng hàng triệu, hàng triệu email, muôn vàn cuộc điện thoại. Nàng chỉ còn biết khóc.

Rồi gia đình nàng quyết định chuyển đi, hy vọng điều đó có thể giúp nàng quên mọi chuyện và sống thanh thản hơn. Trong môi trường mới, nàng học ngôn ngữ cử chỉ và bắt đầu cuộc sống mới, tự nhủ hàng ngày rằng phải quên người đàn ông ấy đi.

Ngày nọ, một người bạn của nàng ghé thăm. Họ cho biết chàng đã trở về. Nàng yêu cầu người bạn giữ kín chuyện của mình. Từ ấy không nghe tin gì về chàng nữa.

Một năm trôi qua. Người bạn lại ghé thăm với tấm thiệp lồng trong phong bao rất cẩn thật. Đó là thiệp cưới của chàng. Nàng gần như ngã quỵ. Song thật lạ là, khi tấm thiệp được mở ra, tên cô dâu, không ai khác, chính là tên của nàng.

Chưa định thần để hỏi cho rõ chuyện gì xảy ra, nàng đã thấy người đàn ông năm xưa đến bên, ngay trước mặt. Chàng “nói” với nàng, bằng đôi tay rất khéo:

“Anh đã mất cả năm để học thứ ngôn ngữ này, chỉ để nói với em rằng anh không quên lời hẹn ước. Cho anh cơ hội được làm giọng nói của em nhé. Vì anh yêu em”. Cùng với đó, chàng lồng trở lại chiếc nhẫn đính hôn vào ngón tay xinh xắn của nàng.

Cô gái câm suốt bao ngày chỉ biết khóc trong im lặng, giờ đã có thể mỉm cười trước niềm hạnh phúc lớn lao.

Hai “cái tôi” của Trịnh Công Sơn

“Tôi ơi đừng tuyệt vọng” là một cách nói lạ, vì ngoài Trịnh Công Sơn, trước đây hầu như trong ngôn ngữ văn học nói chung, ca từ nói riêng, chưa có ai tự kêu “tôi” như thế

Cũng như bao “cách nói” khác của nhạc sĩ, người ta dễ dàng chấp nhận câu hát đó vì sức thuyết phục một cách linh mẫn trong ngôn ngữ riêng của ông, như nó đã luôn làm được như thế. Nhiều nhà thơ sau đó cũng hay “gọi tôi” trong các câu thơ của mình, coi đó thuần túy chỉ như một lối xưng hô, như khi ta cất tiếng gọi một ai đó vậy thôi.

Nhưng, Trịnh Công Sơn không phải là kẻ lập dị trong ca từ, thực ra, trong tâm thức của ông luôn có một “cái tôi” hằng hữu khác nhìn ngó “cái tôi” hiện thực đang sống. Và khi ông gọi “tôi” chính là cái tôi kia đang gọi cái tôi này, giống như một người đang gọi một người, ta đang gọi một kẻ khác.

Đi tìm “cái tôi” bất biến

Trong triết học Ấn Độ có một khái niệm về đại ngã, trong Phật học có một khái niệm về chân thân hay bản lai diện mục. Với âm nhạc, Trịnh Công Sơn đã một mình tự làm một triết học, tôn giáo học cho riêng mình. Tiếng gọi tôi của ông luôn là một cuộc hoài hương tha thiết đêm ngày hòng tìm lại cái tôi đó giữa “cõi tạm” trần gian mà ông đang sống. Tôi đi tìm ngày tìm đêm lâu dài một hôm thấy được đời tôi (Tự tình khúc).

Một lần bóng núi in bên sông dài một lần thấy bóng tôi (Một lần thoáng có). Ông là người, không phải là núi, nhưng thấy núi lại thấy mình, ấy là vì có một “cái tôi” khác của ông mang bản thể núi - vững vàng hơn vô lượng lần cái thân thể lau sậy mình đang có - như bất động trước những làn gió rối của thời đại. Nhưng nói “thấy được đời tôi” chỉ là một cách tự khuyến khích mình, nhủ mình rằng “tôi ơi đừng tuyệt vọng” đó thôi, nó chỉ mới là một sự lần ra manh mối đường về chứ chưa “về” thật sự.

Nó vẫn còn là một giấc mơ xa vắng và ông vẫn còn lận đận lắm trong cuộc hồi hương mờ mịt cuối ngõ cuối trời này: Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận. Về đâu cuối ngõ về đâu cuối trời. Xa xăm tôi ngồi tôi tìm giấc mơ. Xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi (Tiến thoái lưỡng nan). Không tìm thấy được cái tôi đó, mỗi ngày ông đều buồn bã thấy Hôm nay thức dậy ôi ngẩn ngơ tôi. Hôm nay thức dậy mê mỏi thân tôi (Xa dấu mặt trời) là vậy.

Có những lúc tuyệt vọng thật sự, ông cất tiếng than van: Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây. Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này. Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người. Còn bao lâu tôi xa anh xa em xa tôi? (Phúc âm buồn). Ta hiểu vì sao ông nói “xa anh xa em”, và rồi cả “xa tôi” nữa. Vì những “cái” anh, em và tôi kia đều cũng chỉ là một, là “cái tôi” hiện sinh phù du, còn ông, ông muốn trở về với “cái tôi” hằng hữu bất biến nào đó của mình kia.

Cái tôi đó có khi hiện thân là một Con mắt còn lại nhìn cái tôi phù trầm này một cách thương cảm: Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi. Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp. Con mắt còn lại là con mắt ai. Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài.

Chân dungTrịnh Công Sơn. Tranh:Trần Như Hiển

Những tiếng thở dài như thế có giá trị như một lời an ủi, một sự khuyến khích, động viên mà chỉ có Trịnh Công Sơn mới nghe ra (chữ ông hay dùng, như một bí nhiệm) để tiếp tục lên đường tìm về cố quận, dù dâu bể thời gian và cuộc đời có như bão tố điên cuồng phá hủy thân xác lau sậy mình: Xuân hạ thu đông bốn mùa làm tóc trắng. Tôi gọi tên tôi khắp chốn non ngàn. Tôi dìu tôi đi giữa trời lên bão tố. Xuân hạ thu đông theo gót chân hờ (Dã tràng ca). Quả thật, với một người đang riết róng tìm về với một tiếng gọi nào đó dành cho riêng mình, thời gian đi theo “nó” chỉ là những “gót chân hờ”mà thôi.

Và tiếng gọi riết róng kia chính là một cái tôi trên cao đang ra sức dìu dắt, nâng đỡ cái tôi dưới thấp đi xuyên qua mịt mùng thân phận người. Ở đây, một lần nữa, ta lại phải khen thiên tài sử dụng chữ nghĩa của ông! Và nói thêm, đã có nhiều thi sĩ cũng bắt chước ông gọi tên mình, nhưng là gọi cái tên hiện sinh (dễ đặt và dễ thay đổi) của họ thật, chứ không phải “cái tôi” này gọi “cái tôi” kia như của Trịnh: Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ. Thanh Tâm Tuyền.

Nói cách khác, cái tôi trên cao ấy là một tên gọi khác của cội nguồn, nơi ông luôn muốn lần về. Vì vậy, đang khi sống, dù là giữa hội hè, ông vẫn luôn tự cảnh báo: Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội. Cây trưa thu bóng dài và tôi thu bóng tôi. Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội. Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời. Những cái tôi là núi, là bóng cây, là mưa đó cơ chừng là miên viễn, là “lời thiên thu gọi”, là những hóa thân thăng hoa cho cái tôi lau sậy buồn, dễ và chóng tan rã.

Tan giữa hư không

Vào giờ ngọ một ngày đầu mùa hè 2001, Trịnh Công Sơn đã làm một cuộc chuyển di từ cái tôi này sang cái tôi kia thênh thang. Hệt như ông đã tiên lượng trước, cũng là hò hẹn trước bao lâu nay, trong những lời kinh tự khấn Ra đồng giữa ngọ, từ năm 1974: Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ. Miệng môi hồng đỏ như đóa hoa vông. Hoa vông mùa hè lập lòe thinh không. Hoa vông chào mừng mùa hè thênh thang (...) Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ. Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không. Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong. Tan trong cội nguồn. Một lần nữa, ta thấy, ông lại khấn nhắc về cái tôi là giọt mưa trong và tan trong cội nguồn. Ông đã về thực sự.

Nhưng còn cái tôi hiện sinh lau sậy vừa quá vãng kia, ông làm gì với “nó”? Thì ông lại lấy cái tôi vừa hóa thân “an ủi” lại nó: Xin ngủ trong vòng nôi. Ta ru ta ngậm ngùi. Xin ngủ dưới vòm cây (Ru ta ngậm ngùi). Chỉ có người này mới ru được người kia, nhưng Trịnh Công Sơn, nhờ có hai cái tôi, đã ru được chính mình. Vòng nôi chính là cánh tay mẹ và mẹ ông vẫn đang tiếp tục “ru” thân xác ông - cái tôi mà bà đã sinh ra - trong nghĩa trang Gò Dưa, nơi ông nằm cạnh mẹ. Và cái vòm cây ông đang nằm dưới đó, nó cũng lại thu bóng cùng ông, hệt như đã hứa với nhau, trong câu hát ngày nào thuở sinh thời: Cây trưa thu bóng dài và tôi thu bóng tôi.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

Ba cái cây

Ba cái cây trên một ngọn đồi trong rừng cùng tranh luận với nhau về những hi vọng và giấc mơ của chúng...
Cái cây đầu tiên nói: “Tôi hi vọng một ngày nào đó tôi sẽ trở thành tủ đựng vàng bạc châu báu. Tôi sẽ được nhét đầy vàng, bạc và ngọc quý, được trang hoàng với nghệ thuật chạm khắc cầu kỳ và mọi người sẽ thấy rằng tôi rất đẹp”.

Sau đó cái cây thứ hai nói: “Còn tôi lại ước có ngày sẽ trở thành một con tàu đồ sộ. Tôi sẽ đưa vua và hoàng hậu đi đến khắp mọi nơi trên thế giới. Mọi người sẽ cảm thấy được an toàn bởi con tàu to lớn và vững chãi là tôi đây”.

Cuối cùng cái cây thứ ba nói: “Tôi muốn lớn lên trở thành cái cây cao nhất và thẳng nhất trong khu rừng. Mọi người sẽ nhìn thấy tôi trên đỉnh đồi và sẽ phải ngưỡng mộ những cành cây của tôi, tưởng tượng về thiên đường và chúa. Tôi sẽ trở thành cái cây vĩ đại nhất mọi thời đại và mọi người sẽ luôn luôn nhớ đến tôi”.

Một vài năm sau buổi cầu nguyện, những giấc mơ của chúng tưởng chừng như có thể thành sự thật, một nhóm người đi lấy gỗ đến khu rừng đó. Khi một người đến cái cây đầu tiên, anh ta nói, “Nhìn cái cây này có vẻ to khoẻ này, tôi nghĩ có thể bán gỗ cho một người thợ mộc”… và anh ta bắt đầu hạ nó xuống. Cái cây rất vui, bởi vì nó biết ngượi thợ mộc sẽ làm nó thành một cái tủ vàng.

Đến cái cây thứ hai người lấy gỗ nói “Nhìn cái cây này nom cũng khoẻ đấy chứ, tôi sẽ bán nó cho một xưởng đóng tàu”. Cái cây thứ hai cũng hạnh phúc không kém bởi vì nó biết nó đang trên đường đến với giấc mơ của nó - một con tàu đồ sộ.

Và khi người lấy gỗ đến cái cây thứ ba, cái cây đã rất sợ hãi bởi vì nó biết rằng nếu họ chặt nó xuống thì giấc mơ của nó sẽ không bao giờ thành hiện thực. Một trong những người lấy gỗ nói “Tôi không cần làm bất cứ cái gì đặc biệt nên tôi sẽ lấy cái cây này” và anh ta chặt cái cây xuống.

Khi cái cây đầu tiên đến chỗ người thợ mộc, nó được làm thành một cái thùng cho những con vật nuôi ăn và để trong chuồng trâu, bò chứa đầy cỏ khô. Đây hoàn toàn không phải là những gì mà nó đã cầu nguyện. Cái cây thứ hai thì được xẻ ra và đóng thành một cái thuyền đánh cá nhỏ. Giấc mơ của nó là trở thành một con tàu to lớn, đồ sộ và chở những ông vua đến đây cũng kết thúc. Còn cái cây thứ ba được chặt ra thành từng khúc lớn và sống một mình trong bóng tối. Năm tháng qua đi nhưng những cái cây thì không thể quên được giấc mơ của chúng.

Sau đó đến một ngày, có một đôi vợ chồng trẻ đến chuồng ngựa và người phụ nữ đó đã sinh con, họ đặt đứa bé trong một cái máng cỏ khô được làm từ cái cây thứ nhất. Người đàn ông ước rằng anh ta có thể làm một cái giường cũi cho đứa trẻ và cái máng này đã làm điều đó. Cái cây cảm nhận được tầm quan trọng của cơ hội này và nó biết rằng nó đang nâng niu một sinh linh nhỏ bé - một sinh linh còn quý giá hơn báu vật.

Mấy năm sau, cũng có một nhóm người đàn ông đến cái thuyền đánh cá được làm từ cái cây thứ hai. Một trong số họ thấy mệt và muốn đi ngủ. Trong khi họ ra khơi thì có một cơn bão lớn nổi lên, cái cây không nghĩ nó đủ mạnh để bảo vệ cho những người đàn ông kia được an toàn. Trong cơn bão tố, mọi người sợ hãi đánh thức người đàn ông đang ngủ dậy, anh ta liền đứng lên và hô to “Yên lặng” tức khắc cơn bão ngừng hẳn. Lúc đó, cái cây mới biết rằng nó đang chở một vị vua oai nghiêm trên cả những ông vua.

Cuối cùng, một người nào đó đã đến và mang cái cây thứ ba đi. Nó được mang qua những con phố trong khi những người khác thì đang giễu cợt đi theo người mang nó. Một người đàn ông bị đóng đinh lên cái cây như một sự sám hối và được đặt ở trên cao nhất của đỉnh đồi. Vào ngày chủ nhật, cái cây cảm thấy rõ ràng rằng nó đủ khoẻ để đứng lên từ chỗ cao nhất của ngọn đồi cùng với Chúa bời vì Chúa Jesus đã tự đóng đinh vào người trên cái cây đó để sám hối cho nhân loại.

Ý nghĩa của câu chuyện này là khi những thứ bạn mong ước, cầu nguyện dường như chưa đến theo đúng như cách bạn nghĩ thì cũng đừng vội thất vọng và buông xuôi. Nếu biết tin tưởng và theo đuổi niềm mơ ước của mình thì chúa sẽ ban tặng cho bạn những món quà còn giá trị hơn thế.

Đừng vội từ bỏ ước mơ của mình khi bạn chưa trải qua sóng gió, bởi khi vượt qua được những khó khăn ấy, giá trị bạn có được còn hơn cả những ước mơ ban đầu.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009

Tài tử giai nhân tụ hội tại Asian Film Awards lần thứ 3


Tối qua, 23.3 tại Hongkong, các tài tử và mỹ nhân tuyệt sắc nhất của điện ảnh Châu Á đã có dịp khoe sắc trên thảm đỏ của Liên hoan phim Châu Á Asian Film Awards lần thứ 3, liên hoan phim uy tín nhất nhì khu vực.
Bên cạnh những gương mặt gạo cội như Dương Tử Quỳnh, Lương Triều Vĩ là những ngôi sao trẻ xinh đẹp : Châu Tấn, Phạm Băng Băng, Trương Tịnh Sơ....Đặc biệt liên hoan phim có sự góp mặt của khá nhiều diễn viên đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.



Nữ diễn viên xinh đẹp Châu Tấn giản dị với mái tóc đen dài đánh rối.



Phạm Băng Băng yêu kiều với mái tóc vấn cao kiểu cổ điển.



Nữ diễn viên gạo cội Dương Tử Quỳnh có mặt với tư cách giám khảo.



Người đẹp Lương Vịnh Kỳ.

Nữ diễn viên nhí nhảnh Jang Nara cũng góp mặt tại liên hoan.

Nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Na Young cũng góp mặt.



Từ Nhược Tuyên vẫn giữ được vẻ tươi trẻ dù đã hơn 30 tuổi.

Vợ chồng đạo diễn Ngô Vũ Sâm.

Jung Woo-sung , nam tài tử xứ kim chi, người giành giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại liên hoan phim năm nay.

Lương Triều Vĩ đã giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc cho vai diễn trong Sắc,giới tại liên hoan lần thứ 2. Năm nay anh không nhận được đề cử nào.

Nữ diễn viên Nhật Bản Chie Tanaka

Đạo diễn Phùng Tiều Cương với vẻ hối hả.

Tài tử Hongkong Trương Gia Huy và nữ diễn viên Hàn Quốc Kim Ji-yeong.

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009

Hoa hậu Việt Nam toàn cầu Việt Nam trình diễn

Hoa hậu Việt Nam toàn cầu 2008 - Donna Võ, và Jennifer Lê - Hoa hậu Việt Nam toàn cầu 2007 xuất hiện trên sân khấu Nhà hát Hòa bình TPHCM tối qua 20/3 đã làm bừng sáng vẻ đẹp của những người con gốc Việt.
Hoa hậu có vẻ đẹp rất tự nhiên Donna Võ sinh ra và lớn lên ở California. Cô rất ít có dịp về Việt Nam và đây là lần thứ hai cô về nước nên vốn tiếng Việt của cô rất hạn chế, dù rất hòa đồng nhưng cô vẫn tỏ ra còn rất nhiều bỡ ngỡ. Cũng giống như bạn mình, Jennifer Lê cũng sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Cô gái có ước mơ trở thành ca sĩ, diễn viên này tâm sự rằng cô rất thích được về Việt Nam và thực tế là cô đã về VN hai lần vào năm 1995 và 2000.

Hoa hậu Việt Nam toàn cầu 2008 - Donna Võ



Hoa hậu Việt Nam toàn cầu 2007- Jennifer Lê

Đúng như tên gọi: Ca nhạc - nụ cười - thời trang, chương trình là sự kết hợp giữa rất nhiều những tiết mục của cả ba lĩnh vực: Ca nhạc – Kịch – Thời trang. Đông đảo nghệ sĩ hải ngoại và trong nước đã có mặt trong chương trình như: Cẩm Vân, Khắc Triệu, Quang Dũng, Hiền Thục, Phan Đinh Tùng.... Phương Dung, Carol Kim, Mạnh Quỳnh, Giao Linh, Duy Quang, Thanh Hà.... Hồng Vân, Hoài Linh, Chí Tài, Minh Nhí, Anh Vũ....

Dưới đây là một số hình ảnh trong phần biểu diễn ca nhạc, thời trang... trong đêm Đại nhạc hội diễn ra tối qua 20/3 của các nghệ sĩ: